Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giấy in Offset  
Giấy là nguyên liệu chính trong in ấn, đặc biệt là in offset. Về cơ bản, chất liệu giấy thế nào thì sẽ cho ra đời sản phẩm in bao thư, hộp giấy, túi giấy như thế. Do đó, trong quá trình in ấn, để cho ra đời sản phẩm tốt, người thợ phải nắm được một vài tiêu chuẩn cơ bản về giấy in như sau: 
1. Độ tro 
Hay còn gọi là lượng tro thu được sau khi người thợ đốt giấy. Thông qua độ tro, chúng ta có thể đánh giá được giấy in thuộc loại thông thường hay cao cấp. Đây cũng là phương pháp thử phổ biến trong ngành in mà không phải ai cũng biết đến. Thông thường, độ tro của giấy sẽ là 18-23%. 

Độ tro của giấy giúp kiểm tra chất lượng giấy in trước khi in ấn 

2. Độ ẩm của giấy
 Hay đó chính là lượng nước có trong giấy. Độ ẩm của giấy rất quan trọng vì nó quyết định không nhỏ vào sự thành bại của việc in ấn. Do trong quá trình in, sấy, nếu độ ẩm không đạt yêu cầu có thể khiến giấy bị cong, khô, làm hỏng quá trình in. Đặc biệt là trong việc in bao thư, túi giấy, hộp giấy cao cấp. Vì vậy, trước khi in, thợ in thường phải test thử độ ẩm của giấy để đảm bảo quá trình in không xảy ra bất cứ lỗi nào.  
3. Tính ổn định kích thước của giấy
 Một số loại giấy sẽ bị tác động bởi thời tiết, môi trường, vì vậy mà kích thước sẽ thay đổi theo. Có thể to hơn hoặc nhỏ hơn tùy theo tác động. Tuy nhiên, loại giấy chất lượng thì khác. Nó hoàn toàn không bị tác động khách quan làm thay đổi kích thước. Vì vậy, nó cũng đảm bảo tính ổn định trong quá trình in ấn. Các loại giấy này thường để sản xuất in túi giấy, hộp giấy hoặc trong một vài trường hợp dùng để in thùng carton giá rẻ. 

Tính ổn định của giấy in mang tính chất quan trọng trong ngành in ấn hiện nay 

4. Độ chịu bục
 In thùng carton giá rẻ, thợ in không đặt nặng vấn đề về độ sáng, độ nhẵn mà quan tâm nhiều tới độ chịu bục của chất liệu giấy. Vì đây là sản phẩm yêu cầu khả năng chịu lực cao để chứa nhiều đồ vật bên trong, nếu độ bục quá yếu thì nó không đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, giấy phải có độ chịu bục lớn để hoàn thành công đoạn cấn bế. Đây là công đoạn hết sức quan trọng, nó quyết định sự sống còn của sản phẩm. Chỉ cần độ bục yếu thì ngay lập tức nứt đường cấn bế. Trong trường hợp này, thợ in có thể phải in ấn lại từ đầu. 
5. Độ chịu kéo 
Ngoài độ chịu bục, giấy tốt cũng cần phải có độ chịu kéo cao để tránh tình trạng bị đứt trong quá trình in ấn. 
6. Độ dãn dài
 Độ dãn dài được đo vào thời điểm đứt của giấy. Ví dụ, khi bạn kéo giấy, giấy sẽ được giãn ra đến khi đứt, thì độ dãn dài được xác định vào thời điểm giấy bị đứt. Độ dãn dài càng cao thì chất lượng giấy càng tốt, đảm bảo tiêu chuẩn trong in ấn.

Tin Tổng hợp

Cập nhật: 09/03/2022
Lượt xem: 45 views
Lên trên
151018_095056baner_web_ptp-06