In mã vạch  
Mã vạch là gì?

Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.

 

Làm thế nào để tạo ra được mã vạch?

Để in ra mã vạch, bạn cần phải xác định mã vạch sẽ được in vào đâu, với mục đích sử dụng như thế nào:

  • Nếu bạn là nhà sản xuất hàng hoá và muốn in mã vạch lên trực tiếp bao bì của sản phẩm thì không có gì để nói vì lúc đó mã vạch sẽ là 1 phần trong kiểu dáng nói chung của bao bì sản phẩm, nó sẽ được in  bằng công nghệ in bao bì (thường là in Offset).
  • Nếu bạn muốn in mã vạch lên nhãn và dán lên sản phẩm để lưu hành trên thị trường với số lượng rất nhiều như trong các khu công nghiệp chẳng hạn thì bạn nên dùng công nghệ in nhãn chuyên nghiệp. Công nghệ này bao gồm máy in nhãn chuyên nghiệp (Label Printer hay barcode printer) và phần mềm in nhãn chuyên nghiệp. Bạn không nên dùng các phần mềm văn phòng và các máy in văn phòng để in các nhãn hàng hoá vì các nhãn hàng hoá đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn công nghiệp rất khắc khe mà chỉ có công nghệ in nhãn chuyên nghiệp mới đảm trách nỗi (Xem thêm Máy in nhãn và Ribbon nhiệt)
  • Còn nếu bạn muốn in barcode lên thẻ nhựa như trong trường hợp thẻ nhân viên, thẻ hội viên thì bạn phải dùng đến công nghệ in thẻ (bao gốm 1 máy in thẻ và 1 phần mềm in thẻ có hỗ trợ barcode)

 
Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông đã đầu tư thiết bị nhập từ Châu Âu với công hiện đại, đáp ứng được cả ba mục đích sử dụng ở trên.

 

Mã vạch được mã hóa những gì?

Có thể mã hoá đủ loại thông tin thành mã vạch. Ví dụ:
1.   Số hiệu linh kiện (Part Numbers)
2.   Số nhận diện người bán, nhận diện nhà sản xuất, doanh nghiệp (Vendor ID Numbers, ManufactureID Numbers)
3.   Số hiệu Pallet (Pallet Numbers)
4.   Nơi trữ hàng hoá
5.   Ngày nhận
6.   Tên hay số hiệu khách hàng
7.   Giá cả món hàng
8.   Số hiệu lô hàng và số xê ri
9.   Số hiệu đơn đặt gia công
10. Mã nhận diện tài sản
11. Số hiệu đơn đặt mua hàng
v.v….

Một khi công ty đã xác định xong thông tin cần mã hoá, bước tiếp theo là xác định loại mã vạch thích hợp, kích thước của mã vạch, công nghệ mã hoá thông tin và công nghệ in thích hợp nhất.

Bảng dưới đây mô tả công dụng mã hoá của các loại mã vạch thông dụng:

Loại mã vạch

Ngành nghề sử dụng

Lý do

UPC

Công nghiệp thực phẩm
Các nhà buôn bán lẻ
Sử dụng ở Bắc Mỹ vàCanada

Cần mã số chứ không cần mã chữ
Mật độ cao, đáng tin cậy.
Cần mã kiểm lỗi

EAN

Giống như UPC
Sử dụng cho các nước khác không thuộc Bắc Mỹ

Giống như trên

Code 39

Bộ Quốc phòng
Ngành y tế
Công nghiệp nhôm
Các nhà xuất bản sách định kỳ
Các cơ quan hành chánh

Cần mã hoá cả chữ lẫn số
Dễ in.
Rất an toàn, không có mã kiểm lỗi

Interleaved
2of 5

Phân phối, lưu kho
Các sản phẩm không phải là thực phẩm
Các nhà sản xuất, nhà buôn bán lẻ.
Hiệp hội vận chuyển Container

Dễ in.
Kích thước nhỏ gọn

Codabar

Ngân hàng máu
Thư viện
Thư tín chuyển phát nhanh trong nước.
Công nghiệp xử lý Film ảnh

Rất an toàn.
Dày dặt

Code 128

Công nghiệp chế tạo
Vận chuyển Container

Cần dung lượng 128 ký tự

 

 

Làm thế nào để đọc được mã vạch?

Để đọc được các ký hiệu mã vạch người ta dùng một loại thiết bị gọi là máy quét mã vạch (barcode scanner), thực chất chính là một loại đầu đọc quang học dùng chùm tia sáng hoặc tia laser.

Khi nhìn vào một ký hiệu mã vạch trên 1 món hàng, có khi ta thấy 1 dãy số nằm ngay bên dưới ký hiệu mã vạch đó nhưng cũng có khi không có gì cả. Dãy số này chính là mã số mà ký hiệu mã vạch đã mã hoá. Vấn đề có mã số hay không có mã số là do phần mềm in mã vạch tạo ra giúp cho con người có thể nhận dạng được bằng mắt thường, nó chỉ quan trọng đối với con người chứ không quan trọng đối với máy vì máy không hiểu được các con số này mà chỉ có thể đọc được chính bản thân các ký hiệu mã vạch. Do đó, để máy quét có thể đọc được mã vạch tốt thì khi in ra, ký hiệu mã vạch phải rõ ràng, không mất nét, các vạch phải thẳng đứng không biến dạng.

Mã vạch sau khi quét sẽ được giải mã bằng 1 phần mềm để cho ra mã số ban đầu. Tùy theo công nghệ đang dùng và tùy theo loại máy quét, máy đọc mà phần mềm giải mã có thể là 1 phần mềm dưới dạng Firmware nằm ngay trong máy quét và có thể được hiển thị bằng các file văn bản thông thường như Notepad, Wordpad, hay là 1 phần mềm chuyên dụng kèm theo thiết bị hoặc do người sử dụng viết chương trình ứng dụng.

 

Mã vạch hai chiều (2-D) QRCode được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?

Mã vạch thông thường (một chiều) đã trở nên rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày từ nhiều năm nay. Với khả năng mã hóa thông tin tốt, đơn giản, có độ chính xác cao, mã vạch đã xuất hiện trong rất nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Một trong những ứng dụng dễ thấy nhất mà bạn hay gặp là việc mã hóa và thanh toán tiền nhanh gọn với nhiều mặt hàng khác nhau ở siêu thị.

Tuy vậy, khi cuộc sống phát triển, các tiêu chuẩn về mã vạch cũng phát triển theo. Tiêu chuẩn mới về mã vạch đòi hỏi phải lưu trữ được nhiều thông tin hơn, in ra được trong diện tích nhỏ hơn, có thời gian xử lý nhanh hơn … Do vậy năm 1994, Denso Wave (thuộc Toyota) đã phát minh ra mã vạch hai chiều QR Code (Quick Response). QR Code ban đầu được phục vụ cho công việc sản xuất ô tô với khả năng mang nhiều dữ liệu mã hóa hơn, độ dung lỗi cao hơn và thời gian quét nhanh hơn. Sau đó, khi các ứng dụng sử dụng QR Code trên điện thoại thông minh (smart phone) xuất hiện thì QR Code dần được sử dụng rộng rãi hơn ở nhiều lĩnh vực.

Có thể kể ra đây khá nhiều các cách sử dụng QR Code có thể sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai như :

  1. Sử dụng tại các bến xe bus : người sử dụng khi quét mã QR Code của bến xe bus sẽ biết thông tin về các chuyến xe sắp tới.
  2. Sử dụng tại bảo tàng : người sử dụng chỉ cần quét mã QR Code đặt cạnh vật trưng bày là biết được thông tin chi tiết và cập nhật về đồ vật đó.
  3. Sử dụng để mua hàng ở bất kỳ đâu : người sử dụng khi đi tàu điện ngầm, xe bus … nếu thấy thích mặt hàng đang quảng cáo trên đó có thể đặt mua ngay lập tức thông qua QR Code và Mobile Internet.
  4. Sử dụng tại siêu thị : người mua có thể quét mã QR Code để biết được hàm lượng dinh dưỡng của đồ ăn cần mua.
  5. Sử dụng tại các hội thảo : người tham gia hội thảo có thể sử dụng QR Code thay cho Business Card của mình.
  6. Sử dụng với các tờ báo/tạp chí giấy : người đọc có thể quét mã QR Code được in trong tờ báo/tạp chí giấy để truy cập phiên bản online/mobile của tờ báo/tạp chí này.
  7. Sử dụng tại quán bar/club : để xác định xem ca sỹ, ban nhạc, bài nhạc đang chơi là ai/bài nhạc gì?
  8. Sử dụng với các món ăn : để biết được công thức và cách chế biến món ăn.
  9. Sử dụng trong các TVC : để tăng độ tương tác với khách hàng của TVC.
  10. Sử dụng với đồ vật cá nhân (xe, áo thun…) : để cung cấp thông tin về chủ nhân…
  11. Sử dụng để thu tiền xe ô tô : thay vì việc phải dừng lại trạm thu phí, xe ô tô có thể di chuyển qua trạm với tốc độ vừa phải mà vẫn nộp được phí nếu được gắn QR Code trên xe.

Còn có khá nhiều các ứng dụng khác của QR Code đang được triển khai một cách sáng tạo. Tuy vậy, theo một nghiên cứu năm 2011 của Simpson Carpenter, chỉ có 36% người được hỏi biết QR Code là gì và 11% trong số họ sử dụng QR Code. Do đó, để được chấp nhận và sử dụng rộng rãi như mã vạch một chiều thì QR Code còn cả một chặng đường dài phía trước.

Nguồn tham khảo anthinh.com

Cập nhật: 07/09/2016
Lượt xem: 139 views
Lên trên
151018_095056baner_web_ptp-06