Ngành công nghiệp in trong thời kỳ đổi mới  
Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn, đây cũng là thời điểm đặc biệt quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam-EU.
Những năm gần đây, ngành in ở phân khúc thị trường ấn phẩm, sách báo tụt giảm nhanh do sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng Internet. Sự ra đời và phát triển của các ngành công nghệ đã tác động toàn diện đến các ngành nghề; kinh doanh và các lĩnh vực trong đời sống. Trong đó, ngành in ấn cũng là một ngành bị ảnh hưởng khá lớn về công nghệ. Một số ngành có liên quan đến ngành in bị ảnh hưởng như: Báo điện tử đã dần dần thay thế cho báo in, sách điện tử cũng tương tự thay thế sách in truyền thống; các ấn phẩm dùng trong quảng cáo cũng dần bị thay thế bởi những quảng cáo trực tuyến;…

Thế nhưng, không thể nhìn viễn cảnh đã vẽ ra ở trên mà kết luận rằng ngành in ấn đã lạc hậu trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0. Trong nền kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, các sản phẩm; dịch vụ ngày càng đa dạng; và những sản phẩm cần đến dịch vụ in ấn ngày càng nhiều và cần số lượng lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp in ấn đầu ngành như Công ty CP Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện (PTP) đã, đang đầu tư, thay đổi phân khúc thị trường hướng đến gia công các sản phẩm bao bì phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Theo TS Bùi Doãn Nề – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội in Hà Nội, Việt Nam, ngành công nghiệp in là một ngành công nghiệp dịch vụ, sản phẩm in liên quan các ngành kinh tế – xã hội. Không chỉ dừng về quan niệm in sách, báo mà đã trở nên phổ biến được xã hội hóa thành ngành công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất bao bì và gắn mục tiêu hướng dẫn người tiêu dùng, quảng bá thương hiệu.

Thị trường tiêu dùng trong nước với gần 100 triệu dân là cơ hội hấp dẫn không chỉ đối với các doanh nghiệp in Việt Nam mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực in bao bì và sản phẩm phụ trợ.

EU hiện là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Hoa Kỳ) với kim ngạch hai chiều tăng gần 14 lần từ mức chỉ 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 56,45 tỷ USD năm 2019; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng gần 15 lần từ 2,8 tỷ USD lên 41,54 tỷ USD.

Theo báo cáo khảo sát mới nhất về Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) của EuroCham, các doanh nghiệp châu Âu đã có những đánh giá tích cực về tiềm năng cũng như môi trường đầu tư và thương mại của Việt Nam. Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công trên thế giới về ứng phó với đại dịch, cho thấy việc xử lý hiệu quả và chắc chắn của Chính phủ đã có tác động rõ rệt và củng cố thêm niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu trong quá trình đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.

Cập nhật: 09/03/2022
Lượt xem: 51 views
Lên trên
151018_095056baner_web_ptp-06