Kỷ niệm 54 năm ngày Quốc tế biết chữ  

Ngày Quốc tế biết Chữ (International Literacy Day) còn gọi là Ngày biết Chữ Thế giới, Ngày Giáo dục Thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8 tháng 9.

Đây là ngày nhắc nhở hành động xóa nạn mù chữ trên thế giới. Trên thế giới, theo dự đoán năm 2010 còn khoảng 775.000.000 người lớn (trên 15 tuổi) thiếu kỹ năng đọc và viết tối thiểu; một phần 5 số người trưởng thành vẫn không biết chữ và 2 phần 3 trong số họ là phụ nữ; 60,7 triệu trẻ em không đi học và còn nhiều hơn số đó đi học không đều hay là thường xuyên vắng mặt.

Ngày biết chữ quốc tế được thành lập bởi UNESCO sau Hội nghị thế giới để xóa nạn mù chữ vào tháng 9 năm 1965 tại Tehran và lần đầu tiên tổ chức vào ngày 8 tháng 9 năm 1966.

Tri thức là cội nguồn của một nền văn minh và chữ viết là phương tiện lưu giữ những giá trị của nền văn minh đó. Việc học chữ là bước đầu tiên để đưa một con người tiếp cận được đến tinh hoa tri thức nhân loại, cũng vì thế mà một trong những mối quan ngại lớn nhất đối với một xã hội là vấn đề xóa mù chữ.

Khả năng biết đọc, biết viết là “khả năng nhận biết, hiểu, sáng tạo, truyền đạt, tính toán và dùng chữ được in và viết ra, liên kết cùng với văn cảnh khác nhau”. Và mù chữ được hiểu là tình trạng người không biết đọc, không biết viết.

Năm 1945, nước ta có Nha Bình dân học vụ là phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân, được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngày 8 tháng 9 năm 1945 ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập. Phong trào này nằm giải quyết “giặc dốt” – một trong các vấn đề cấp bách nhất của Việt Nam lúc bấy giờ.

Cuối năm 1965, UNESCO đã quyết định chọn ngày 8/9 hàng năm để kỷ niệm Ngày quốc tế xóa nạn mù chữ. Ngày này được kỷ niệm lần đầu tiên vào năm 1966, với mục đích nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc phổ cập giáo dục cho các công dân, các cộng đồng và toàn xã hội.

Theo Giám đốc UNESCO, xóa nạn mù chữ là một ưu tiên giáo dục. Xóa nạn mù chữ là đầu tư một cách thông minh cho tương lai, và là giai đoạn đầu tiên cho tất cả các hình thức phổ cập giáo dục mới trong thế kỷ XXI.

“Các tiến bộ trong những năm gần đây cho thấy điều này có thể thực hiện được, và UNESCO cam kết tiến hành mọi nỗ lực để đạt được mục tiêu này”, bà Irina Bokova khẳng định.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, mỗi quốc gia đều đang hướng tới một nền kinh tế tri thức, thì việc biết đọc, biết viết cũng như làm chủ các kỹ năng cơ bản là một quyền cơ bản và là một đòi hỏi thiết yếu đối với mỗi cá nhân. Bảo đảm phổ cập giáo dục cho mọi người dân góp phần xây dựng các xã hội thịnh vượng, hòa bình và một thế giới văn minh, hạnh phúc.

Việt Cường

Tư liệu: wikipedia

Nhân dịp này Công ty CP Dịch vụ Viễn thông và In Bưu điện (PTP) với mong muốn cộng đồng khách hàng cùng quan tâm đến vai trò và ý nghĩa của chữ viết. Khi Quý vị sử dụng dịch vụ In ấn chuyên nghiệp của chúng tôi từ ngày 8/9/2020 là quý vị đã góp phần nhỏ vào chương trình Biết chữ Quốc tế (International Literacy Day) cùng PTP chung tay “xóa mù chữ và đa ngôn ngữ”.

Cập nhật: 09/09/2020
Lượt xem: 57 views
Lên trên
151018_095056baner_web_ptp-06